#017 The struggle of getting things done
Đôi lúc, ta cứ đổ lỗi bản thân vì sự chây lười, nhưng nhiều khi, đó là những cảm xúc mà ta chưa thực sự nhận thức được!

Why do we wait so long to have something done?
“Procrastination” - The art of postponing something (Hành vi dời một việc gì đó).
Procrastination thường được biết tới với nghĩa “lười biếng”, “trì hoãn” công việc (cách gọi dân dã là “lầy”), khiến chúng ta tốn thời gian hơn nhiều lần để hoàn thành một công việc, một project nào đó.

Sự lười biếng, đối với hầu hết mọi người, là một “thói quen xấu”, một “tật xấu” - tương tự như tật thèm ăn, tật nói ngọng, trong trường hợp này là tật không biết quản lý thời gian. Cũng vì xem nó là một tật xấu, những người này cũng cho răng: thói quen này có thể sửa đổi được nhờ vào ý chí, sự kiên trì để xây dựng nên những thói quen mới tốt hơn.
Tuy nhiên, một số nhà tâm lý học lại không nghĩ vậy:
Procrastination is an emotion regulation problem, not a time management problem. - Dr. Tim Pychyl, professor of psychology at Carleton University in Ottawa.
Phải chăng vấn đề của sự chây lười, sự “lầy” đó không nằm ở kỹ năng quản lý thời gian hay thậm chí là ý chí của chúng ta?
Phải chăng sự lãng phí thời gian đó chỉ là một sản phẩm phụ, trong quá trình bản thân ta đang chống chọi với những cảm xúc tiêu cực khác?
Những cảm xúc như bất an, lo lắng, stress, tự hoài nghi bản thân hay đơn thuần là... chán?
The motivation myth
Bạn có giống mình, cảm thấy chưa đủ hứng khởi, chưa “tới đúng thời điểm” để làm một thứ gì đó?
Blog này mình đã viết tới gần… 8 tháng. Trong quá trình này, mình đã sketch ra nhiều dàn bài, note ra nhiều ý tưởng, đưa ra nhiều sự chuẩn bị… và rồi… chờ! Chờ đợi một thời điểm nào đó trong tương lai, chờ đợi một lúc nào đó cảm hứng tuôn trào, để mình có thể ngồi xuống và hoàn thiện blog mới ngay trong một buổi!
Và khoảnh khác mà mình chờ đợi đó… chưa từng đến.

Khoảng thời gian chờ đợi kéo dài dần, từ ngày, sang tuần, sang tháng và càng dài hơn. Mình cứ trông chờ, chờ đợi “Motivation”, để bản thân lạc lỏng, giữa một cuộc chờ đợi mơ hồ, mông lung, không có định hướng.
Rồi một ngày, mình nhận ra rằng: khoảnh khắc đó sẽ không xuất hiện, hoặc trình tự xuất hiện của nó phải chăng không như mình đã tưởng

Thật lạ lùng, thật bất ngờ, thật khác biệt với quan niệm truyền thống. Tuy nhiên, càng suy nghĩ mình càng thấy nó có lý. Ta cứ mãi trông chờ một động lực nào đó để bắt đầu, nhưng ta quên rằng chính trong qua trình làm một việc gì đó, sự hào hứng, cố gắng, tập trung và cả niềm vui khi hoàn tất công việc đó lại chính là động lực giúp ta đi tiếp.
Đừng chờ đợi một ngày động lực sẽ đến.
Vì nhiều khi, công việc trong tay chính là nguồn động lực cho bản thân chúng ta.
So what are we waiting for?
Hãy cứ “triển”, cứ hành động, cứ take action.
Nhiều người sẽ hỏi: ”Ngay từ đầu, nếu bắt đầu làm được, mình đâu khó khăn như thế này?“
Dưới đây, là một vài phương pháp mình tìm được, và cũng đang cố áp dụng, có lẽ bạn cũng muốn thử?
Solution 1: The 2-minute rule
Tất cả những công việc nhỏ đủ để có thể hoàn thành trong 2 phút, ta phải thực hiện nó ngay!
Những thứ nhỏ nhặt, nếu tích tụ đủ nhiều có thể sẽ trở nên vượt kiểm soát. Đơn cử như việc đổ rác, quét sàn, hay email một vấn đề gì đó... Do đó, hãy thực hiện nó ngay, để tránh đặt bản thân vào những tình huống khó khăn do quá nhiều vấn đề cần thực hiện cùng lúc.
Solution 2: The 5-minute rule
Đối với những công việc to lớn, không thể hoàn thành trong thời gian ngắn, hãy ngồi vào, đặt đồng hồ hẹn giờ 5 phút và bắt đầu thực hiện nó.
Việc cho bản thân một hạn mức thời gian ngắn sẽ giúp ta không bị quá áp lực. Theo kinh nghiệm cá nhân của mình, 5 phút thường là đủ để kick start (khởi động máy) cho một buổi làm việc tập trung và hiệu quả.
Nếu sau 5 phút làm việc, bạn thực sự nhận thấy việc này không thể hoàn thành dù vì nguyên nhân gì (thường do bạn đang thiếu hụt thông tin, thiếu điều kiện để thực hiện hoặc bạn thực sự không muốn làm việc này), ta có thể yên tâm dời việc này lùi sau mà không có cảm giác buồn bực, khó chịu và có cảm giác bồn chồn, không xong việc.
Solution 3: “Have to” và “Get to”
“Have to” và “Get to” là một chiêu thức điều chỉnh suy nghĩ khác mà mình tìm hiểu được và đã từng chia sẽ trên Rhyme with Rays, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Một chút thay đổi trong suy nghĩ đôi lúc có thể giúp ta đi được xa hơn rất nhiều, nên dù bận rộn, dù khó khăn, dù mệt mỏi, hãy dành ra đôi chút thời gian tĩnh tâm, hít thở bạn nhé!
Solution 4: I DO have time
Chúng ta không bao giờ là quá bận rộn, không đủ thời gian làm bất cứ việc gì. Một vấn đề không được giải quyết, thông thường là do ta không cho nó mức ưu tiên đủ cao. Nếu bạn thật sự muốn thực hiện một công việc, những khoảnh khắc rảnh, những thời điểm xếp hàng, những phút giây chờ đợi, bạn sẽ tìm ra thời gian để làm nó.
Nếu một vấn đề thực sự làm bạn vui, làm bạn háo hức, chính bạn sẽ luôn tìm ra thời gian để hoàn thành nó!
Verdict
⭐️ Waiting, or procrastinating is not a problem of time management, it’s an emotional regulation problem. Vì thế, nếu như ta đang thấy chán, thấy mệt, thấy lười làm một việc gì đó, khoan hãy trách bản thân vì không chăm chỉ, không sắp xếp thời gian mà còn nên xem xét vấn đề khiến ta lười biếng đó có thực sự ý nghĩa, đem lại niềm vui hay lại đang khiến ta không vui, khiến ta chán nản, buồn bực nhé.
⭐️ “Action isn’t just the effect of motivation; it’s also the cause of it.” - Mark Mason, The Subtle Art Of Not Giving A F@ck. Đừng như mình, lãng phí thời gian trông chờ vào khoảnh khắc nhiệm màu nào đó, trông chờ vào phút giây motivation tự tìm tới. Thay vào đó, hãy bắt tay vào thực hiện. Chính quá trình hành động của bản thân sẽ đem lại động lực cho chúng ta đi tiếp!
⭐️ So what are we waiting for? Go on! Do it! We DO have time!
Nếu bạn vẫn đọc tới dòng này, xin cảm ơn rất nhiều, vì vẫn dõi theo Rhyme with Rays.
Thời gian vừa qua, với nhiều thay đổi từ công việc, nơi ở, môi trường mới, rất xin lỗi mọi người vì tốn thời gian quá lâu, nhưng Rays đã trở lại!
Hi vọng những chia sẽ này sẽ có ích nếu bạn cũng đang cảm thấy vướng mắc hay bế tắc như mình. Bài học quan trọng mà Rays đã rút ra được từ nhiều tháng vừa qua: đôi lúc, cứ làm, cứ thực hiện, cứ thử bắt đầu. Khi vượt qua nỗi sợ bắt đầu, khi đã bước được những bước đầu tiên, đôi khi ta lại thấy: ồ, hoá ra mọi thứ không khó khăn và đáng sợ như ta vẫn tưởng.
Vì vậy, đừng sợ hãi, hãy cùng nhau bắt đầu, cùng nhau đi tiếp mọi người nhé!
Nếu thấy thú vị, hãy nhấn nút Join và nhập email để nhận được thông báo sớm nhất khi có bài viết mới nhé!
Comments ()