#003 Delete your Facebook app

Xoá app điện thoại, tạo ra sự những rào cản dù nhỏ, nhưng đây là những bước đầu trong cuộc đấu dành lại sự tự chủ, khả năng tập trung và sức khoẻ cho bản thân chúng ta.

#003 Delete your Facebook app

Part 1: “Human are not wired to be constantly wired” - Cal Newport, Digital Minimalism

Điện thoại smartphone đã len lõi từ một công cụ thuận tiện thành một phần thiết yếu trong cuộc sống chúng ta!

Đây là một xu thế rất rõ ràng trong thập kỷ ngắn ngủi vừa qua và rõ ràng loài người với những đặc điểm tiến hoá được chọn lọc tự nhiên qua hàng triệu năm cũng không thể kịp thời thích nghi với những đổi mới quá lớn trong thời gian quá ngắn như vậy.

Giới trẻ lo lắng rằng nếu tắt phone, mình sẽ bỏ lỡ nhiều thứ hay ho. Phụ huynh lo rằng nếu tắt phone, họ sẽ không thể liên hệ con họ trong trường hợp khẩn cấp. Maps chỉ đường cho mọi người đến mọi nơi cần thiết. Các sàn thương mại kinh doanh từ thực phẩm, nhu yếu phẩm đến đồ điện tử, thời trang, giải trí… Thậm chí giữa tình hình dịch bệnh hiện nay, sự tương tác chủ yếu giữa người với người cũng diễn ra nhờ các nền tảng online, từ làm việc, học tập, thậm chí là khám chữa bệnh…

Tất cả mọi người đều có lý do để dùng điện thoại.

Và tất cả mọi người, một cách bí mật, đều sợ sự buồn chán.

“Young people, for example, worry that even temporary disconnection might lead them to miss out on something better they could be doing. Parents worry that their kids won’t be able to reach them in an emergency. Travelers need directions and recommendations for places to eat. Workers fear the idea of being both needed and unreachable. And everyone secretly fears being bored.” - Cal Newport, Digital Minimalism

Part 2: "Digital Slot Machine"

Kể từ lúc iPhone đầu tiên ra đời từ năm 2006, đến nay sau hơn 15 năm, phần lớn chúng ta đều đang sở hữu ít nhất là một chiếc smartphone. Điều này đã tạo ra một sân chơi khổng lồ, ngập tràn giá trị đối với các công ty công nghệ hiện nay.

Như nhiều người đã biết, những đế chế công nghệ, đặc biệt là các công ty Social media kiếm được thu nhập chính từ quảng cáo. Vậy, với những công ty như Facebook, có giá trị tổng cộng tới gần 279 tỷ đô (tính đến 2021, theo GoBankingRates), cần phải duy trì cả số lượng người xem lẫn thời gian xem cao tới mức độ nào? Câu trả lời là vô cùng, vô cùng lớn. Để thu hút lượng "eyeball minutes" khủng này, họ đã tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc vào những nghiên cứu, những phát kiến dù nhỏ, nhưng lại rất hiệu quả.

Một bài phỏng vấn năm 2018 trên trang 60 minutes, tiêu đề là "Brain Hacking", người phỏng vấn Anderson Cooper đã hỏi Tristan Harris - một cự ký sư của Google:

"Is Silicon Valley programming apps or are they programming people?” - Cooper asks.
“They are programming people,” Harris says. “There’s always this narrative that technology’s neutral. And it’s up to us to choose how we use it. This is just not true—”
“Technology is not neutral?” Cooper interrupts.
“It’s not neutral. They want you to use it in particular ways and for long periods of time. Because that’s how they make their money.”

Vậy, thử cùng mình tìm hiểu một vài thủ thuật của Silicon Valley nhé?

Màu đỏ & Notifications

Logo trở nên càng rực rỡ, nhiều màu sắc, kèm với màu đỏ nổi bật của Notification. Thiệt muốn click vào xem, phải không nào?

“The empirical work that we have reviewed clearly indicates that color can carry meaning and have an important influence on affect, cognition, and behavior in achievement and affiliation/attraction contexts. Red, especially, has been shown to be a critical color in this regard.” - https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23808916/

Nghiên cứu đã cho thấy rằng màu đỏ có những ảnh hưởng rõ rệt về cảm xúc, về nhận thức của loài người. Trong một số bài test, người ta đã nhận thấy rõ việc sử dụng màu sáng, đặc biệt là màu đỏ rất dễ dàng để thu hút tầm nhìn. Và các đế chế social media trị giá hàng tỷ đô, với những khoảng chi khổng lồ để nghiên cứu chắc chắn không hề bỏ qua chi tiết này.

Kể từ ngày đầu khi “notification” được giới thiệu, màu sắc của nó đã là màu đỏ. Màu đỏ tạo cho chúng ta cảm giác gấp gáp khi đối mặt với một sự kiện quan trọng, và việc thay đổi logo dần sang các màu đỏ giữa một nền trắng, hay sự hiện diện của một chấm đỏ, kèm theo vài con số. Đó là bước đầu kéo chúng ta click vào app của họ.

Không chỉ màu sắc, những thuật toán của Facebook còn được thiết lập để tự động sáng tạo ra các notification không liên quan trực tiếp đến bạn (vd: một người bạn của bạn like hay cmt một post của một người bạn khác, hay những người trong friendlist của chúng ta đang "interested in an event happens near you"...).

Những thông tin này không hề liên quan trực tiếp đến người dùng, nhưng nó vẫn tạo ra đủ cảm giác "có liên quan (involved)" để kéo chúng ta vào lại. Còn nguy hiểm hơn là "push notification", nghĩa là thông báo này sẽ được trực tiếp hiện trên thanh thông báo của điện thoại bạn, không cần bạn phải mở app ra mới thấy!

Tất cả những thứ này là để kéo bạn vào, mở app lên. Và tiếp theo, công cụ kinh khủng bậc nhất, thay đổi hoàn toàn cách giao tiếp giữa người - người sẽ ra tay.

“Like” - phát minh thay đổi thế giới

Nhu cầu tương tác, nói chuyện, “socialize” đã nhiều lần được chứng minh là một bản năng của con người. Nút like đại diện cho một phiên bản siêu rút gọn của một sự tương tác giữa người với người, và nó cũng kích thích não bộ tiết ra một lượng dopamin, tạo ra một cảm giác thoả mãn, vui vẻ gần tương tự với cảm giác nhận được sự khen ngợi, công nhận trong một quá trình giao tiếp thực sự (dù ít, nhưng được bù đắp bởi số lượng lớn).

Our analog brain cannot easily distinguish between the importance of the person in the room with us and the person who just sent us a new text. - Cal Newport

Những cảm xúc mà nút “like” này đem lại cũng kích thích, và cũng có thể gây nghiện, như bất kì kích thích nào khác. Và khi kết hợp nút like này với cảm giác của “bài bạc”, hiệu quả nó còn tăng hơn nhiều lần.

Bạn có biết máy đánh bạc không?

Những chiếc máy này rất nổi tiếng, được design với màu sắc sặc sỡ, đèn, và đặc biệt là một cái cần để kéo rất to. Mỗi khi gạt cái cần (tất nhiên sau khi bỏ vào một ít tiền), sẽ có một vài kết quả được nhảy ra cùng với những tiếng “ting ting ting”, và nếu bạn may mắn có được 3 ô cùng màu, sẽ có thể nhận được phần thưởng.

Chiếc máy này đã làm mưa làm gió ở nhiều nước, thu lại những khoảng tiền khủng. Cảm giác nôn nóng, trông chờ để nhận được một kết quả nào đó như sổ số, như khui một hộp quà mạnh mẽ hơn rất nhiều việc được nhận một thứ đã biết trước. Như Cal Newport đã nói: tất cả mọi người, một cách bí mật, đều sợ sự buồn chán.

Nắm bắt được điều này, hầu hết các trang mạng xã hội hiện tại cũng có những chức năng tương tự như “Like” hay “Love”. Mỗi bài đăng, chúng ta đều nhận được cảm giác như đang cá cược: “Post này liệu có nhiều like?” “Hay sẽ không ai quan tâm?”... Để trả lời câu hỏi này, chúng ta sẽ liên tục “kéo cần tay” (ấn/kéo refresh). Và khi thấy những con số tăng lên, thật nhiều like, thật nhiều comment, ta sẽ thấy thật sự thoả mãn. Còn nếu không được như mong muốn? Vậy ta phải tìm cách để bài post, ảnh tiếp theo càng thu hút tầm nhìn, càng đang trông chờ, càng lạ, càng hiếm, càng extreme... Chính một kỹ sư của Facebook cũng có một thuật ngữ mô tả cảm giác của người dùng khi một bài post được nhiều like: “bright dings of pseudo-pleasure” - “Tiếng ding của sự thoả mãn giả tạo”.

Có thể hiểu rằng: Nút “Like” đã biến đổi từ một công cụ thú vị, đơn giản, góp vui cho những cuộc nói chuyện bâng quơ thành một hệ thống Máy Đánh Bạc online.


Part 3: Dành lại quyền kiểm soát

Chiếc smart-phone của bạn hiện không thuộc về bạn. Nó là một bảng quảng cáo của các đế chế công nghệ, là thứ giúp cho họ phát triển thành các ông trùm của nền kinh tế toàn cầu, và họ đã chi rất, rất nhiều tiền để dành nó khỏi bạn!

#1 Reject the mind-set that says you must always have your smartphone with you

Khi mọi người được phân tích và hiểu được điều này, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhận ra: nếu không có một chiếc smart-phone luôn kề sát bên 24/7, chúng ta sẽ thoát khỏi tầm ngắm của các công ty này!

Tuy nhiên, đây sẽ là một biện pháp cực đoan. Mặc dù nó sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được mục tiêu, đánh đổi của nó cũng sẽ tương đối lớn, đặc biệt khi đa số chúng ta đều đã hình thành thói quen sử dụng điện thoại hàng ngày. Một thói quen (habit) trung bình phải mất tới 66 ngày để hình thành, nên có khả năng bạn sẽ tốn thời gian tương đương hoặc nhiều hơn để có thể thích nghi và sống mà không có smartphones!

Vì thế, dù đây có lẽ là biện pháp triệt để và tác dụng tốt nhất, mình vẫn đề nghị các biện pháp ít triệt để hơn.

#2 Do not disturb on default

Notification (thông báo) là một trong các vũ khí đắc lực của các mạng xã hội, tuy nhiên trong các smartphone và thiết bị công nghệ tương đối hiện đại gần đây, có một “vũ khí” giúp chúng ta đấu lại với Notifications: “Do not disturb” mode.

Chế độ “Do not disturb” là chế độ thường được bật vào ban đêm, trước khi đi ngủ. Tác dụng của nó là chặn hầu hết các thông báo, đặc biệt là thông báo tự động của các phần mềm (chiếm đa số hiện nay). Các trang mạng xã hội hiện nay rất ưa chuộng sử dụng các thông báo tự động này, vì nó như một bơm tiêm điện tự động, liên tục duy trì lượng “thuốc kích thích” cho não bộ chúng ta, kéo chúng ta quay lại app của họ.

Một khi chúng ta thoát khỏi việc liên tục bị kích thích, làm phiền bởi các thông báo này, khả năng tập trung của chúng ta sẽ được cải thiện rất nhiều.

#3 Delete the mobile app

Phiên bản điện thoại (app version) của các trang mạng xã hội được thiết kế để thực hiện việc lôi kéo bạn tốt hơn nhiều phiên bản web. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ với Instagram và TikTok (phiên bản web của Instagram thậm chí còn bị đánh giá là thiếu hụt trầm trọng nhiều tính năng. Điều này theo nhiều nhận định hoàn toàn là một sự cố tình từ phía của Facebook, nhằm tạo động lực để người dùng chuyển sang app điện thoại!)

Một người dùng trung bình tiêu tốn khoảng 350 phút/tuần (nếu lấy 50 phút/ngày x 7 ngày) cho các dịch vụ của Facebook, rất, rất nhiều trong số đó dựa vào một thói quen: rút điện thoại ra, mở máy, nhấn vào app (tổng thời gian có thể chưa tới 5s). Như mình có nhắc ở trên, một thói quen cần rất nhiều thời gian để hình thành, nhưng một khi đã hình thành, nó rất, rất mạnh mẽ!

Việc có thêm một rào cản, đơn giản như việc phải vào phần mềm web, gõ tên trang “facebook.com” hay “instagram.com” hay “twitter.com”, đôi khi đã đủ để kéo bạn lại thực tế. Nhiều người ban đầu cho rằng mình không thể sống thiếu các dịch vụ mạng xã hội, sau khi thử phương pháp này, đã nhận ra công việc check mạng “không thực sự sống còn đến vậy”.

Vì vậy, bằng việc xoá phiên bản app trên điện thoại của Facebook (vì đây là nền tảng chủ yếu ở Việt Nam), bạn không cần thiết phải hoàn toàn ngừng dùng dịch vụ, chúng ta chỉ cần tránh việc liên tục sử dụng nó thôi!

Hiện tại, mình đang sử dụng phối hợp hai biện pháp #2 và #3, và thực sự nó đã giúp mình cải thiện được độ tập trung, cũng như ghi nhớ mọi thứ nhanh và tốt hơn nhiều. Nó cũng giúp mình hiểu được rằng, dù hữu ích, chúng ta cần tự kiểm soát được cuộc sống của bản thân, vì nếu lơ đễnh, thời gian, sức khoẻ và cả tâm trí của chúng ta sẽ dễ dàng bị xâm chiếm mà không hề hay biết.


Verdict

⭐  Mặc dù bản chất luôn tìm kiếm sự gắn kết với xã hội, những khoảng lặng, những thời gian ở một mình cũng là một phần vô cùng quan trọng của loài người. “Humans are not wired to be constantly wired”.

⭐  Mỗi cá nhân chúng ta chắc chắn không đủ sức để chiến đấu trực diện với những tập đoàn công nghệ khổng lồ, việc chúng ta có thể làm chỉ đơn giản là tránh khỏi tầm ngắm của họ!

⭐  Xoá app điện thoại, tạo ra sự những rào cản dù nhỏ, nhưng đây là những bước đầu trong cuộc đấu dành lại sự tự chủ, khả năng tập trung và sức khoẻ cho bản thân chúng ta.

Cùng mình cố gắng nhé!


Cảm ơn các bạn đã đọc hết bài của Rays.

Gần đây mình may mắn đọc được quyển “Digital Minimalism” (Bản dịch Tiếng Việt là “Lối Sống Tối Giản Thời Công Nghệ Số”) của tác giả Carl Newport. Mình đã rút ra được rất nhiều ý tưởng hay, và rất muốn recommend cho mọi người. Các bạn có thể click vào link để đặt mua nhé.

Nếu các bạn có hứng thú với việc xây dựng hệ thống học tập tốt (để điền vào lượng thời gian trước đây tiêu tốn cho social media), các bạn có thể check bài Blog của mình về Xây dựng setup học tập với Anki và Notion tại đây nhé. Hoặc nếu các bạn muốn tìm hiểu về cách thức phân bố thời gian trong ngày để nâng cao productivity, hãy đọc bài "BE THE PLANE".

Nếu thấy hữu ích, hãy nhấn nút Join, nhập tên và email để nhận thông báo mỗi khi mình đăng bài mới nhé!