#002 Xây dựng setup học tập tốt hơn (ft. Notion & Anki)

Qua rồi thời đại mỗi người phải thuộc phải biết mọi thứ, bây giờ là thời đại của những ai có thể sử dụng công nghệ để hỗ trợ mình tốt hơn!

#002 Xây dựng setup học tập tốt hơn (ft. Notion & Anki)

Làm một sinh viên Y, rất nhiều lúc mình cảm giác chán nản, mệt mỏi và hoang mang trước biển kiến thức chuyên ngành không chỉ rộng mà quá sâu. Với bản tính khá lười, mình khá cố gắng để tìm các phương pháp hỗ trợ mình trong việc học, (nhiều người gọi đó là "study smarter", thay vì chỉ "study hard").

Trong đó, có một vài phương pháp đã thực sự giúp mình tiết kiệm khá nhiều thời gian, và giúp mình không chỉ nắm khái quát kiến thức nhanh hơn và cũng ghi nhớ những kiến thức đó lâu hơn!

Mình hi vọng bài chia sẻ này có thể giúp cho các bạn sinh viên, đặc biệt là các sinh viên Y hay bất kỳ ai, đỡ cảm thấy áp lực trong việc học tập và tìm hiểu, với sự giúp đỡ của 2 phần mềm hoàn toàn free để sử dụng hiện nay là NotionAnki.

Các bạn đã sẵn sàng chưa? Cùng mình tìm hiểu nhé?


Phần 1: The Pareto Rule

Đầu tiên, mình muốn giới thiệu đến 1 định luật đã giúp đỡ mình rất nhiều để giảm bớt stress - "Pareto Rule" hay "80-20 rule".

The Pareto principle states that for many outcomes, roughly 80% of consequences come from 20% of the causes (the “vital few”) - Wikipedia

Định luật này cho răng: khoảng 80% kết quả của 1 việc đến từ 20% công sức chúng ta bỏ ra. Woa, đối với mình, mình lựa chọn chỉ cần hiểu được 80% của 1 bài giảng, nếu như nó giúp giảm thời gian của mình xuống tới 5 lần!

Câu hỏi tiếp theo mọi người sẽ đặt ra "Làm sao để mình tìm được 20% quan trọng đó?"

Theo mình đó chính là "mục tiêu bài học" thường được ghi ở đầu mỗi bài, hoặc chúng ta có thể tự bổ sung thêm 1 vài mục tiêu khác của chính bản thân. Ví dụ với mình, khi tìm hiểu 1 bệnh lý hoặc 1 vấn đề y khoa mới, mình luôn thực hiện bước đầu tiên trước khi bắt tay vào học:

  1. Copy lại phần mục tiêu bài học của giáo trình/bài giảng (nếu có)
  2. Đưa 1 số mục tiêu của bản thân, thường là các câu hỏi mình phải trả lời được trong quá trình đi thực hành ở bệnh viện
  3. Đặt 1 phần Active Recall bên cạnh, để trả lời cho các mục tiêu bài học đã đề ra.
Mình luôn đặt 2 phần "Mục tiêu" và "Active Recall" bên cạnh nhau ở phần đầu mỗi bài học (sẽ nói kỹ hơn phần Spatial Repetition và Active Recall).

Khi học lần đầu, mình sẽ cố để đạt được hết các mục tiêu, và đặt ra các câu hỏi cho các mục tiêu đó, để sau này khi quay lại, mình chỉ cần trả lời được 1 lượt các câu hỏi Active Recall, mình sẽ nhanh chóng nắm được lại kiến thức mà không phải xem lại cả bài!


Phần 2: Build your Database

Notion - Database online đầy mạnh mẽ

Notion là một phần mềm ghi chú, vận hành theo các pagesblocks. Đây là một phần mềm đóng vai trò tối quan trọng trong setup học tập của mình, và là Database giúp mình chứa đựng mọi kiến thức, tài liệu học tập.

Notion hoạt động online, có thể truy cập từ mọi thiết bị, mọi nền tảng, chỉ cần có internet. Và tuyệt vời nhất: kể từ đầu mùa dịch Covid19, Notion đã hoàn toàn free cho mọi người! Họ vẫn có các subscription cao hơn, nhưng theo mình, để xây dựng một database cơ bản cho việc học tập của học sinh, sinh viên thì bản free là hoàn toàn đầy đủ! Các bạn có thể truy cập https://www.notion.so/ và đăng ký hoàn toàn miễn phí bằng email.

Việc sử dụng thành thạo Notion sẽ cần thời gian học tập, và không phải ai cũng có thể lập tức có một setup hoàn chỉnh cho bản thân. Tuy nhiên hiện nay đã có nhiều người sử dụng và có những video chia sẽ rất kỹ lưỡng và đầy đủ trên Youtube (cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt), các bạn có thể theo dõi để nắm 1 cách trực quan nhất cách dùng.

Mình cũng sẽ có 1 blog đi sâu hơn về cách setup Notion làm Database học tập và lưu trữ tài liệu của mình và đã có kèm theo 1 template về page mình thường dùng để học tập.

Nếu hứng thú các bạn hãy nhấn nút Join, nhập tên và email để nhận thông báo mới nhất cũng như template mẫu mình đã soạn nhé!


Phần 3: Active Recall & Spatial Repetition

The Memory Curve và Spatial Repetition

Một điều quan trọng mà chúng ta phải biết: Kiến thức khi được tiếp thu lần đầu, theo thời gian sẽ dần bị loại bỏ, nếu không được tái sử dụng!

Người ta hình dung khả năng ghi nhớ thông tin của não bộ theo hình một đường cong, gọi là "đường cong trí nhớ Ebbinghaus" (Ebbinghaus's Forgetting Curve).

Ebbinghaus' forgetting curve

Vậy, việc chúng ta tốn hàng giờ để ngấu nghiến những quyển sách, những giáo trình, để rồi quên là một điều tất yếu! Hiểu được điều này, ta sẽ biết được bí quyết của việc học và ghi nhớ bất kỳ thứ gì:

Phải dùng lại kiến thức đó, ít nhất cũng phải lặp lại nó nhiều lần!

Active Recall & Spatial Repetition

Mình xin giới thiệu đến các bạn 2 công cụ để hỗ trợ trong việc ghi nhớ kiến thức:

  1. Active recall
  2. Spatial Repetition

Active Recall

Có thể hiểu đơn giản, Active Recall là quá trình liên tục vận dụng quá trình suy luận vào việc ghi nhớ!

Một nghiên cứu năm 2011 đã thực hiện một thí nghiệm, họ đưa cho 4 nhóm tài liệu giống nhau, nhưng mỗi nhóm học theo cách khác nhau:

  • Nhóm thứ 1 chỉ đọc tài liệu 1 lần duy nhất.
  • Nhóm thứ 2 đọc tài liệu 4 lần.
  • Nhóm thứ 3 đọc tài liệu rồi làm mindmap.
  • Nhóm thứ 4 đọc tài liệu 1 lần, sau đó cố gắng recall càng nhiều càng tốt.

Kết quả là trong cả 2 bài kiểm tra: thuộc lòng từng chữ và kiểm tra suy luận, nhóm thứ 4 làm tốt hơn cả 3 nhóm còn lại!

Theo mình, não bộ của chúng ta được thiết kế để nhớ những chuỗi sự kiện, mà không phải cố gắng nhớ từng câu từng dòng chữ 1 đơn thuần. Việc biến quá trình học thuộc lòng và đọc đơn thuần 1 tài liệu thành các câu hỏi, các dạng suy luận sẽ giúp chúng ta không chỉ hiểu được vấn đề kỹ hơn mà còn nhớ được lâu hơn!

Notion có một công cụ khá tuyệt vời là "Toggle".

Khi nhấn vào dấu tam giác phía trước 1 toggle, các bạn có thể dấu/hiện 1 đoạn thông tin (có thể là hình, chữ...)

Cách thức active recall của mình là đặt một số các câu hỏi vận dụng trong quá trình học (rồi dấu đáp án vào toggle), sau đó buộc bản thân khi quay lại bài đó, phải trả lời được hết các câu hỏi này. Các bạn cũng có thể lấy những câu hỏi này đưa vào phần mềm Anki để vận dụng thuật toán Spatial Repetition của Anki.

Như mình đã nhắc ở mục trên, mình luôn đặt phần Mục tiêu bài học và Active Recall ở đầu bài, để khi quay lại 1 bài học, mình chỉ cần đi qua 2 phần đó đã có thể nhanh chóng nắm được 80% cơ bản của bài (theo Pareto Rule). Tất nhiên, trong quá trình học và nghiên cứu sâu hơn, các bạn luôn sẽ tìm được những key points mới, và chúng ta có thể update các câu hỏi Active Recall này!

Spatial Repetition và Anki

Có thể khái quát Spatial Repetition bằng sơ đồ dưới đây:

The effect of flipped learning on academic performance as an innovative method for overcoming ebbinghaus' forgetting curve - Bo Ae Chun

Đây là công cụ thứ 2, giúp chúng ta đối đầu lại với Memory Curve. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: quá trình ôn tập có chu kỳ sẽ giúp chúng ta nhớ được kiến thức lâu hơn rất nhiều. Qua sơ đồ này chúng ta cũng thấy được:

  • Quãng thời gian giữa các lần ôn tập sau sẽ kéo dài hơn.
  • Lượng kiến thức và thời gian nhớ được sau mỗi lần ôn đều kéo dài hơn.

Vậy, ta phải biết rằng: để nhớ 1 kiến thức, không thể chỉ học 1 lần, mà kiến thức đó phải được nhắc đi nhắc lại, repeat nhiều lần, trong 1 khoảng thời gian phù hợp!

Mình xin giới thiệu đến các bạn: Anki

Anki là một phần mềm miễn phí, có mặt trên web, Windows, MacOS, Linux, Android và iOS (bản iOS có mất phí để tải), với lượng người dùng rất lớn, nhiều tính năng và add-ons rất hay. Quan trọng nhất: Nó có một thuật toán Spatial Repetition rất mạnh mẽ, giúp đỡ các bạn rất tốt trong quá trình học!

Với Anki, các bạn có thể tự đặt ra các bộ câu hỏi (Deck) cũng như tải những bộ câu hỏi đã được thiết kế sẵn và chia sẽ online. Phương thức đặt câu hỏi mình khuyến khích là "Clonze", thay vì "Basic Flip Card", vì các bạn có thể chèn thêm rất nhiều thông tin ở mục extra.

Hiện giờ, các bạn đã có thể tận dụng cả 2 phương pháp Active Recall và Spatial Repetition, bằng cách lấy chính những câu hỏi Active Recall đã soạn trong Notion để đưa vào Anki! Thật tiện lợi phải không nào?

Mình cũng sẽ có bài viết chia sẽ về cách setup Anki, cũng như cách đặt câu hỏi, cách vận dụng add-ons và nhiều thứ khác. Hãy bấm nút Join để nhận được thông báo nhé!


Kết luận

⭐  Hãy luôn chủ động tìm 20% thực sự quan trọng để học, 80% còn lại chỉ để bổ sung! Với cách này các bạn có thể rút ngắn thời gian xuống gấp nhiều lần!

⭐  Khi học, nên có 1 database để lưu trữ, cũng như tra cứu lại nhanh chóng thông tin, những câu hỏi, những notes của mình. Tránh việc chúng ta phải mở lại cả quyển sách chỉ để tìm 1 dòng! (công cụ search của Notion rất mạnh, các bạn có thể tra cứu mọi thứ chỉ bằng việc gõ vào thanh tìm kiếm!).

⭐  Việc học xong quên là một điều tất yếu, nên khi cần phải nhớ, hãy dùng 2 phương pháp Active Recall và Spatial Repetition để lưu giữ các kiến thức đã học được lâu hơn và đầy đủ hơn. Anki là một phần mềm flashcard rất mạnh mẽ giúp đỡ bạn trong công cuộc này!

Đây chính là setup học tập hiện tại của mình, và là công cụ đắc lực giúp mình không bị stress với lượng kiến thức khổng lồ của cuộc đời sinh viên Y, cũng như công việc trong tương lai.

Tuy nhiên, việc xây dựng một setup sẽ tuỳ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, thói quen... của bản thân, và chúng ta phải phân bố thời gian hợp lý cho một ngày của chúng ta hiệu quả hơn. Để tìm hiểu, các bạn có thể đọc thêm bài "Be the plane".

Mình hi vọng các bạn đã thu được một chút kinh nghiệm nào đó, giúp mọi người tiết kiệm thời gian, công sức và đạt được kết quả tốt hơn. Cảm ơn các bạn đã xem đến hết bài cùng với Rays nhé!


P/s: Mình không nhận được bất kỳ tài trợ nào từ Notion hay Anki. Tất cả những chia sẽ này đến từ kinh nghiệm cá nhân. Nếu thấy hay, các bạn hãy bấm nút Join, nhập email và tên để nhận thông báo các bài viết sắp tới của Rays nhé!

Template bài học cho Notion:

https://www.notion.so/qrays34/Sample-Lesson-6466ed6b08eb4c4ea777ef7c829e7372