#004 IELTS Experience (Part 1) - Preparations, Reading & Listening
Những chia sẽ về kinh nghiệm của một sinh viên Y học và thi đạt IELTS 8.0

🛑 Disclaimer
- Bài viết chỉ mang tác dụng gợi ý và chia sẽ, được viết hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm cá nhân của Rays. Hãy chỉ tham khảo, đừng nên sao chép theo vì mỗi người sẽ có một phương pháp học phù hợp riêng cho bản thân!
- Bài viết không dành cho người hoàn toàn mới bắt đầu học Tiếng Anh. Đối tượng của bài viết hướng tới những người đã có nền tảng, có khái niệm và hiểu biết về thể thức, quy định, cách chấm điểm của kì thi IELTS và mong muốn chinh phục một kết quả cao hơn!
- Các tài liệu học tập được nhắc tới trong bài không theo một chương trình/quy chuẩn nào. Nếu các bạn đã quen thuộc với các giáo trình học IELTS khác (Cambridge, Collins…) và thấy có hiệu quả, hãy tiếp tục sử dụng chúng!
Nếu bạn vẫn thấy hứng thú, vậy thì ta cùng bắt đầu nhé!
Phần 1: Introduction
"Luck"

Mình thực sự đã rất bất ngờ khi nhận được kết quả IETLS, cũng như nhận được rất nhiều lời hỏi thăm, nhờ tư vấn của mọi người. Mỗi khi có ai hỏi làm sao mình đạt được kết quả tốt đến vậy, câu trả lời của mình vẫn luôn là: "May mắn".
Tuy nhiên, định nghĩa về “may mắn” của mình đã không còn chỉ đơn thuần là xác suất, một yếu tố mới vô cùng quan trọng đã được thêm vào. “May mắn”, theo mình hiểu: là khi sự chúng ta nắm lấy được một cơ hội với một sự chuẩn bị đàng hoàng, hay theo nguyên văn:

Hãy cùng mình tưởng tượng:
Có một sân ga, với một con tàu tên là “May mắn” sắp đến. Nó có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, có thể là có thể ngày mai, có thể là tháng sau, năm sau, có thể không bao giờ hay cũng có thể vẻn vẹn trong 3 phút nữa… Khi đến nơi, con tàu chỉ dừng ở ga trong vài giây và nếu không lên được chuyến tàu, bạn sẽ phải tiếp tục chờ lượt tiếp theo, một lần nữa, với thời gian bất định.
Ở một sân ga như vậy, ta có thể thấy đủ loại người: Những người đang ngồi thư thả trên băng ghế. Những người đang bận rộn lục lọi hành lý hay túi xách để tìm cho ra tấm vé hay những người thậm chí đã từ bỏ việc lên tàu, bởi họ đã chờ quá lâu và để lỡ quá nhiều lượt.
Nhưng đâu đó, vẫn có hình bóng của những người đứng sát gần đường ray, vé cầm sẵn trên tay, balo gọn gàng. Họ đã chuẩn bị sẵn, để ngay khi chuyến tàu đến, họ sẽ không vuột mất giây nào mà có thể lao lên ngay, nắm lấy cơ hội, nắm lấy may mắn đó.

Đối với mình, điểm số IELTS của mình cũng vậy. Mình không hề phủ nhận sự may mắn trong đó, nhưng mình biết mình đã có chuẩn bị trong thời gian dài, cả về kiến thức, tinh thần, thái độ.
Và hôm đó, với thêm một chút may mắn, mình đã đạt được một kết quả vượt hơn tầm mong đợi!
"English" is a language, not solely a subject!
Để sử dụng thành thục một ngôn ngữ, nó phải là một kỹ năng, một thói quen của bạn!
Mình đã nhận thức được điều này từ khá sớm, và kết quả mình đạt được hôm nay phụ thuộc rất nhiều vào lối suy nghĩ này. Nhiều người theo mình nhận thấy vẫn còn xem “Tiếng Anh” là một môn học: họ chỉ “học để thi” mà không “học để sử dụng”. Với họ, việc học tiếng Anh chỉ là bắt buộc, vì họ cần một bằng cấp, chứng chỉ để ra trường, để kiếm việc, để thăng tiến. Tuy nhiên, chừng nào bạn chưa thực sự xem nó là một ngôn ngữ, là một kỹ năng và muốn dụng nó để giao tiếp, bạn vẫn sẽ chỉ đối mặt nó với một thái độ bị động và rất khó thực sự tiến bộ.
Nếu bạn không sử dụng hàng ngày, mọi kỹ năng hay thói quen sẽ dần bị lãng quên. Cũng như khi bạn ngừng lại giữa dòng nước chảy xiết vậy, cách duy nhất để đứng yên, thậm chí tiến lên, là liên tục bước tiếp!
Tuy nhiên, mục tiêu của các bạn khi đọc bài blog này là để đạt được một kết quả IELTS tốt hơn, không chỉ là giỏi tiếng Anh. Bạn đang có một mục tiêu rất rõ ràng, một kết quả có thể định lượng được, với một thời gian xác định và muốn chuẩn bị để cũng có thể trở nên may mắn hơn.
Vậy bạn phải bắt đầu như thế nào? Cùng Rays tìm hiểu nhé!
What do you need?

Question 1: "If I am to attend the IELTS test right now, what will my result be?"
Việc đầu tiên: bạn phải xác định được vị trí hiện tại bạn đang đứng!
Hiện nay, khá đơn giản để tìm được một số bài thi IELTS mẫu trên mạng, nhất là 2 kỹ năng Reading và Listening. Với 2 kỹ năng Speaking và Writing, tốt nhất các bạn nên tìm được một người có kinh nghiệm từng thi/dạy thi IELTS (giảng viên trung tâm, giáo viên tiếng Anh…) để kiểm tra giúp mình. Nhiều trung tâm cũng tổ chức các kỳ thi thử, với đề thi tương đối sát với đề thật sự (có trả phí) - đây theo mình là một khoảng đầu tư xứng đáng!
Question 2: "What is my specific goal?"
Chú ý ở đây là các bạn phải có một mục tiêu cụ thể về điểm overall và điểm của từng kỹ năng (ex: Target 6.0 (8-8-4-4) or (7-7-5-5) or (6,5 - 6,5 - 5,5 - 5,5)...?). Cùng với 1 mục tiêu Overall 6.0, việc đạt được điểm kỹ năng 8-8-4-4 hay 6-6-6-6 là 2 phương thức hoàn toàn khác nhau!
Mình hi vọng các bạn đạt được những điểm kỹ năng gần tương tự nhau (vì như vậy sẽ giúp chúng ta có một trình độ tiếng Anh thực thụ, đồng đều, có thể vận dụng tốt trong cuộc sống mà không phải chỉ đối phó thi cử), nhưng mỗi trường hợp, mỗi nhu cầu sẽ tuỳ thuộc vào từng người.
💡 Tip: Always set your target slightly higher than the minimum requirement!
Việc có 1 khoảng đệm để dự phòng cho tình huống xấu luôn rất quan trọng. Nếu như nhu cầu chỉ cần 6,0 nhưng chúng ta học để đạt được band 6,5 thì dù mắc thêm 1-2 sai sót trong lúc làm bài thi (có thể do stress, có thể do không may), chúng ta vẫn có thể cứu vớt được tình hình!
Question 3: "When am I taking the test?" => “How much time do I have left?
Đáp án của câu hỏi thứ 3 này sẽ cung cấp đủ cho bạn dữ kiện để tính ra thời gian cụ thể mình còn lại, và có thể lên được kế hoạch học tập cho mình.
Nếu bạn còn 1-2 năm để ôn tập, có thể tập trung cả 4 kỹ năng, trải đều và liên tục. Nhưng nếu bạn chỉ còn nửa năm hay vài tháng nữa, bạn sẽ phải lựa chọn kỹ năng nào dễ kiếm điểm nhất (thường là Reading và Listening) và điều chỉnh thời gian ôn vừa phải cho 2 kỹ năng kia.
1. A schedule is a must!
Trung bình mỗi người cần khoảng 66 ngày để hình thành một kỹ năng, và quá trình rèn luyện, vận dụng kiến thức hàng ngày là bắt buộc! Tuy nhiên, để tránh tạo quá nhiều áp lực cho bản thân, chúng ta phải chuẩn bị trước tinh thần cho một cuộc chiến đấu dài ngày, và cần có một kế hoạch, thời khoá biểu rõ ràng.
Hãy cá thể và cụ thể hoá lịch trình học tập của mình, với một thời khoá biểu xây dựng riêng cho bản thân. Với việc trả lời các câu hỏi trên, bạn đã có đủ dữ kiện để xây nên thời khoá biểu phù hợp nhất.
Một kế hoạch phù hợp để ôn tập IELTS theo mình nên có một số yếu tố sau:
- Phải có sự phân chia thành từng giai đoạn cho các kỹ năng, nhưng phải có sự lồng ghép để ôn tập liên tục.
- 2 kỹ năng Input (Reading và Listening) nên được bắt đầu trước 2 kỹ năng Output.
- Cần xen kẽ ở giữa các bài kiểm tra tự đánh giá để biết được sự tiến bộ của bản thân và thay đổi thời gian phù hợp. Một schedule tốt có Deadline cụ thể, nhưng các steps có thể linh động.
- 2-3 tháng trước thi là thời gian chạy nước rút để tập trung làm đề, tập thói quen canh thời gian và các kỹ năng khác trong phòng thi.
So start building your plan today!
NOT tomorrow, NOT next week, but TODAY!
2. Good input sources leads to good output!
Chúng ta có thể chia quá trình học bất kỳ thứ gì thành 3 giai đoạn chính:

Trong sơ đồ này, 2 kỹ năng Reading và Listening đóng vai trò Input (tiếp nhận thông tin). Khi nguồn thông tin đầu vào tốt (cách phát âm đúng, vốn từ vựng hay và thực dụng, các cách dùng từ/câu/idioms thú vị...) sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian trong quá trình học hay sửa lỗi sau này.
2 kỹ năng Input này cũng nằm ở giai đoạn đầu tiên trong quá trình học, nên thường được sử dụng một cách thuần thục hơn với hầu hết mọi người học ngoại ngữ và cũng là 2 kỹ năng giúp nâng điểm cho nhiều người thi (mình cũng vậy, các bạn có thể tham khảo kết quả thi của mình ở trên).
Vì vậy, hãy chú trọng tìm các nguồn "Input" tốt vì nó giúp cải thiện không chỉ 2 mà cả 4 kỹ năng! Ở phần dưới đây, mỗi kỹ năng mình sẽ trình bày cả về nguồn tài liệu học tập, các tips để học tập cũng như các tips để làm bài thi.
3. "Study smarter, not harder"

Như mình đã nói, một thói quen cần thời gian dài và quá trình sử dụng liên tục để thấy hiệu quả nên hãy cố hoà nhập tiếng Anh vào cuộc sống của bạn, đặt bản thân vào tình thế buộc phải sử dụng nó như một ngôn ngữ thông thường. Đừng sợ hãi nếu thời gian đầu không thích ứng, sau vài tuần mọi thứ sẽ trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nên tránh làm bản thân quá stress mà hãy có những "easy options" để giảm bớt áp lực: xem phim/youtube/nghe nhạc khi không nghe kịp vẫn có thể bật phụ đề, Podcast có thể giảm bớt tốc độ nói và phối hợp google translate, sách đọc không hiểu có thể nhờ các công cụ hay người có trình độ hơn hỗ trợ dịch... Việc cốt lõi là tạo một môi trường với thật nhiều cơ hội để bạn sử dụng tiếng Anh, surround yourself with English!
Một project, đặc biệt là project lớn và dài như học thi IELTS luôn sẽ có thiếu sót nếu bạn không đánh giá được nó đang đi tới đâu. Trong quá trình xây dựng thời khoá biểu, một điều rất quan trọng là các bạn phải có những bài đánh giá (có thể tự làm, có thể nhờ người khác, hãy linh hoạt trong vấn đề này và đừng quá xem nặng 1 kết quả, thay vào đó cần so sánh trong cả quá trình). Mình đã dùng Notion là hệ thống database của bản thân để theo dõi kết quả từng buổi làm đề, từng bài kiểm tra của mình theo bảng. Từ đó mình nhận thấy được rất nhiều thứ: không nên phối hợp làm đề reading và listening trong cùng 1 buổi mà nên xen kẽ, khả năng nghe buổi sáng của mình tốt hơn buổi chiều tối... để điều chỉnh lịch học phù hợp. Theo mình, assessments are needed!
Mặc dù không nên quá để tâm với những kết quả kém, mình khuyến khích các bạn hãy tự hào với những lần đạt kết quả tốt, những tiến bộ có thể thấy được cho bản thân. Những niềm vui nhỏ khi nhận thức được sự tiến bộ của mình là rất quý giá, và nó là động lực to lớn giúp bạn tiếp tục thay vì nản và bỏ giữa đường. Bạn cũng có thể tìm một người quen, một người trong gia đình hay một partner để chia sẽ những kết quả mình đạt được, để người đó giúp hỏi han việc bạn có đang procrastinate hay không, dạo này điểm số kiểm tra thử có tăng hay không, có tự tin hơn khi giao tiếp với người nước ngoài...? Proper motivations help!
Mình cũng muốn nhắc nhở răng: các bạn đang tham gia một kì thi quốc tế, đã được tham dự bởi rất nhiều người và được mổ xẻ, tìm hiểu kĩ càng! Điều này nghĩa là hầu hết các kĩ năng đều đã được phân tích và có ít nhất là một cấu trúc mẫu để đi theo, hãy tìm cho ra mẫu đó! Lấy ví dụ trong kĩ năng Writing, cấu trúc của task 1 Writing đã được phân tích rất rõ ràng, thậm chí đến từng câu chữ: đoạn 1 tên là opening, các bạn cần paraphrase như thế nào; đoạn 2 overview viết bao nhiêu câu; đoạn 3 và 4 phần cần cụ thể bao nhiêu câu, dùng các từ ngữ mô tả sự tăng giảm/so sánh... Điều mình muốn nói: mặc dù tiếng Anh là một ngôn ngữ, nhưng bài thi IELTS vẫn là một bài thi, học cách để thi dễ hơn nhiều nhưng cũng sẽ có những khuôn mẫu. Ngay trong quá trình luyện tập, phải áp dụng để làm đúng theo yêu cầu. Phần mô tả dưới mình đã cố gắng đưa ra những điều nên chú ý cho từng kỹ năng nhưng sẽ không đầy đủ, nếu các bạn có được một bộ giáo trình để đi theo thì rất tuyệt vời (mình sử dụng bộ giáo trình của Adam Smith, nhiều bạn sẽ dùng của Cambridge, Collins...). Tóm lại, hãy practice the correct way!
Nãy giờ mình đã nhắc đi nhắc lại việc học để thi IELTS là một quá trình lâu dài, và hiếm khi có ai có thể shortcut được mà đạt kết quả cao. Trong chặn đường học các bạn sẽ buồn chán vì bài tập khô khan, sẽ nản vì thấy mình không tiến bộ, sẽ buồn tủi vì mình phí công học bao lâu nhưng vẫn sai những lỗi ngớ ngẩn... Mình hi vọng các tips và tricks trong bài sẽ giúp mọi người giảm bớt những cảm xúc tiêu cực trên, cũng như giúp các bạn tiết kiệm bớt thời gian thay vì hì hục nhưng vẫn dậm chân tại chỗ. Tuy nhiên, sẽ luôn có những phút giây nản lỏng, mong bạn vẫn nghiến răng tự cổ vũ bản thân và tiếp tục, vì không có kết quả tốt nào đến quá dễ dàng, và sau gian nan chúng ta mới trân quý thứ mình đạt được. Cố lên nào, be enduring, be resilient!
Phần 2: Computer-based test VS Paper test
Một vấn đề quan trọng nữa các bạn cần cân nhắc, đó là bạn dự định thi IELTS bằng phương thức nào: thi máy tính (Computer-based test) hay thi giấy (paper test)?

Ở Việt Nam phương thức thi máy vẫn chưa thực sự phổ biến, chỉ có mặt ở một vài địa điểm khảo thí ở các thành phố lớn, nên mình muốn chỉ ra một số ưu và nhược điểm của 2 phương thức này cho các bạn tham khảo vì nó có thể ảnh
Hãy tự đánh giá những khả năng hiện tại của bản thân:
- Bạn có khả năng ngồi trước màn hình và đọc chữ trong một thời gian dài?
- Tốc độ đánh máy và độ chính xác của bạn như thế nào? So với việc viết tay?
- Bạn có thói quen sắp xếp thời gian làm bài như thế nào (Thi máy không có khoảng thời gian để transfer đáp án vào answer sheet, gần như khi đã làm xong, bạn không còn thời gian để suy nghĩ lại và đổi đáp án nữa).
- Bạn có quen thuộc với các tổ hợp phím tắt của Windows (Ctrl+C, Ctrl+V, Ctrl+A, Ctrl+Z, Ctrl+Y, Tab, Ctrl+Tab…)? Nếu các bạn biết hết và sử dụng được các tổ hợp phím mình vừa liệt kê, khả năng cao bạn nên thi máy!
- Lâu nay bạn đang ôn tập theo phương thức nào? Thời gian của bạn có đầy đủ để bạn thay đổi phương thức ôn tập mới hay không?
Với kinh nghiệm cá nhân của mình, nếu bạn thuần thục việc sử dụng máy tính, việc thi trên máy sẽ có nhiều lợi điểm, đặc biệt với phần thi Writing, nhưng bạn mới chính là người đưa ra quyết định. Hãy lựa chọn phương pháp phù hợp hơn với bản thân. Một khi đã lựa chọn, hãy lập tức chuyển sang ôn tập theo đúng phương pháp đã đề ra, ASAP!
Phần 3: Study tips
Trong phần này mình sẽ trình bày cụ thể phương pháp ôn tập của 2 kỹ năng Input (vì đã quá dài, 2 kỹ năng Output và các kinh nghiệm tham gia buổi thi mình xin được trình bày trong blog tiếp theo).
Mỗi kỹ năng mình xin chia làm 2 phần: Study tips (tài liệu học tập, chú ý trong quá trình ôn tập…) và Test tips (nên được rèn luyện dần trong quá trình làm đề và trong khi làm bài thi).
Reading 📚
Reading study tips
- Articles, blogs, newsletters.
- Books (audio, ebook,...).
- Real test books.
- Make reading a habit of yours (15 - 30 min of reading everyday!)
- Skimming is the key!
- Practice on which platform you're taking the test on (computer screen or paper)
Đến với kỹ năng Input đầu tiên. Đa số chúng ta đều tiếp cận việc học một ngôn ngữ mới thông qua việc đọc, cũng dễ hiểu khi Reading thường là kỹ năng được nhiều người ưa thích, lấy được nhiều điểm nhất. Bài thi IELTS được thiết kế để kiểm tra về cả 2 khả năng đọc hiểu ý đại khái và khả năng tìm thông tin. Vì vậy, người ôn thi cần được rèn cả 2 kỹ năng về Skimming và Scanning.
Ôn tập Reading đối với mình chủ yếu chia làm 2 giai đoạn: Thực sự đọc và Giải đề.
Thực sự đọc nghĩa là bạn áp dụng kỹ năng Reading để tìm hiểu, tra cứu các vấn đề bạn quan tâm: blog hay các articles, đọc các tài liệu chuyên ngành, hay đơn thuần là dạo chơi trên Reddit để xem review… Tất nhiên, không thể quên được việc đọc sách, một tác phẩm mình thường giới thiệu cho những ai bắt đầu trên con đường học tiếng Anh là “Wonders” - R. J. Palacio (bản tiếng Việt là “Điều Kỳ Diệu”). Nó khá đơn giản, nội dung dễ thương, có thể giúp bạn trải nghiệm việc đọc từ đầu tới cuối một tác phẩm nước ngoài tốt không gây áp lực.
Không chỉ là vấn đề chọn tác phẩm, việc bạn có thực sự quyết tâm theo đuổi quá trình đọc hay bỏ dỡ lưng chừng cũng rất quan trọng. Như mình đã nói, English là một ngôn ngữ và cách tốt nhất để học một ngôn ngữ luôn là sử dụng nó!
Giải đề là giai đoạn liên tục làm đề thời gian gần thi. Việc quan trọng của bạn lúc này là đã xác định phương pháp thi: trên máy hay trên giấy vì khả năng nhìn máy tính trong một thời gian dài, đặc biệt là đọc tài liệu và suy nghĩ liên tục, không phải ai cũng làm được!
Tài liệu mình sử dụng chủ yếu trong giai đoạn này là các sách và tập hợp các bài thi trước (có đáp án). Mình phân lịch ra để làm 3 đề Reading - 3 đề Listening xen kẽ/tuần. Các thời điểm này, mình có thể đề cử Notion để theo dõi các bài làm, theo dõi tiến bộ về điểm cũng như để note lại các ghi chú, thắc mắc...
Việc scanning (đọc từng chữ) không có quá nhiều kỹ thuật và phụ thuộc vào khả năng/vốn từ vựng của bạn nhưng có 2 kỹ năng về Skimming mình xin liệt kê ở dưới đây:
- Bạn cần làm gì để nắm một cách nhanh chóng nhất ý tưởng cả bài?
Đáp án là đọc câu đầu tiên và cuối cùng của mỗi đoạn. Một trong những câu hỏi thường gặp nhất của Reading là xác định ý chính của từng đoạn văn trong 1 bài khoảng 7-8 đoạn. Ý chính đa phần nằm trong 2 câu này và nhiều lúc, sau khi đọc xong 2 câu, bạn có thể bỏ qua cả 1 đoạn dài. Nó cũng giúp bạn nắm được dàn bài, để khi cần thiết phải tìm một thông tin chi tiết, bạn đã biết được vấn đề đó được nhắc tới ở đoạn A, B, C hay D để tập trung tìm kiếm. - Bạn có biết vị trí đặt mắt ở đâu khi bắt đầu mỗi đoạn là tốt nhất cho việc Skimming không?
Đáp án là ở giữa dòng đầu của đoạn văn, và bắt đầu đi xuống dọc theo 1 đường thẳng. Khi đó mắt của bạn bắt đầu ở giữa dòng, tia nhanh qua phải - trái giúp bạn đọc một câu và cả một đoạn nhanh hơn rất nhiều.
Reading test tips
- Always read the question first!
- Skim first, then Scan for specific details.
- Practice to use Highlights (Computer test)/ Underlines & Circling (paper test).
- Watch out the time, recommend 15 – 20 min/paragraph.
- You’re not allowed to go to the toilet on the last 10 minutes.
Các bước cụ thể khi làm bài reading sau khi nhận đề: (1) đọc câu hỏi của mỗi passage (bài đọc) trước (2) quay trở lại skim câu đầu và cuối các paragraph (đoạn) để trả lời nhanh và cuối cùng (3) scan từng chữ trong đoạn để tìm ra đáp án chính xác cho các câu chưa trả lời được sau skimming!
Trong quá trình đọc, hãy vận dụng các công cụ highlight mà bạn có (với bài thi máy bạn có thể highlight trực tiếp lên đoạn văn, và note vào phần highlight đó) còn với bài thi giấy bạn có thể khoanh tròn, gạch chân, gạch ngang dòng…
Mình cũng nhận thấy các câu trong đoạn văn một khi đã dùng để trả lời 1 câu hỏi trước, thường ít được dùng lại cho các câu hỏi sau. Khi bạn đã sử dụng xong 1 câu, có thể đánh dấu/gạch bỏ nó đi để không cần phải đọc lại (tuy nhiên vẫn có các trường hợp ngoại lệ)
Thời gian tổng cho bài thi Reading là 60’, cho 3 bài đọc, nên hãy chú ý thời gian đừng quá 20’ cho mỗi bài! Nếu bài quá dài và khó, mình khuyến khích nên thử các bài tiếp theo trước, nếu các bài đó dễ hơn, bạn sẽ hoàn thành xong nhanh hơn và quay lại bài khó sau! Một lưu ý cuối cùng là 10 phút cuối cùng của bài thi Reading và Writing, bạn không được phép rời phòng thi để đi vệ sinh, nên nếu có “nhu cầu cấp bách”, các bạn nên thanh toán ngay lập tức khi bài thi vừa bắt đầu!
Listening 🎧
Listening study tips
- Surround yourself with native speaker voice <- choose your sources.
- Understand different question types.
- Plural & singular <- very common mistakes.
- Speed reading questions is a must!
- For beginners, re-writing script helps A LOT. It, however, takes time.
- For more advanced learner, try many forms of listening, especially audiobook and podcasts.
- Try to combine Reading and Listening at the same time.
Tài liệu học tập listening chính thống của mình không quá nhiều, và mình luôn tâm niệm: “Surround yourself in english”! Mình thực hiện điều này khá tốt, trong một thời gian khá dài (youtube của mình 99% là video tiếng Anh, mình subscribe và nghe khá nhiều podcast nước ngoài như NPR Life Kit, Overheard của National Geographic, Not Overthinking của Ali Abdaal, Tech Science của TED và cả các kênh BBC Learning English…), ngoài ra mình còn nghe audiobook (thông qua app Scribd và các “daily free Blink“ (các bản summary sách) của app Blinkist).
Việc tự giới hạn bản thân trong thời gian dài chỉ tiếp xúc và nghe các kênh tiếng Anh của người bản xứ, đặc biệt là những channels mà mình thật sự thấy thú vị, giúp cho mình có thêm động lực, sự thích thú khi thực sự nghe để hiểu biết, nghe vì nội dung mà không phải chỉ để thi.
Lúc ban đầu, dĩ nhiên mình gần như không bắt kịp được thứ gì người ta đang nói, và cũng phải dùng khá nhiều cách (như chỉnh playback speed của video/podcast xuống còn 0,5 - 0,75x và bật closed caption) trong thời gian đầu. Nhưng sau một thời gian, mình thử challenge bản thân và tăng tốc độ dần lên 1x, 1,25x, 1,5x. Hiện nay, tốc độ nghe podcast trung bình của mình là 1,5 - 1,75x và tốc độ nghe Audiobook của mình là 1,5x.
Điều này cũng áp dụng rất tốt vào việc ôn thi kỹ năng Listening. Kỹ năng quan trọng nhất trong Listening nếu muốn đạt được một kết quả thi Listening cao (7.5-8.0 trở lên), 100% các bạn phải biết: là speed reading.
Trước khi bắt đầu đọc, bài thi luôn dành cho các bạn một thời gian ngắn để đọc trước các câu hỏi, nhằm xác định loại câu hỏi, số lượng, loại từ các bạn cần nghe và điền vào chỗ trống/multiple choices. Việc thực hiện bài nghe với tốc độ 1,25x đồng nghĩa với thời gian đọc của các bạn sẽ bị rút ngắn, buộc các bạn phải học được cách đọc nhanh hơn, nắm cho kịp thời tất cả nội dung của đoạn nghe đằng sau!
"The IELTS Listening Test"
Kênh Listening mình lựa chọn để ôn tập và làm đề là Channel “The IELTS Listening Test” trên Youtube, với các bài test mới cập nhật hàng ngày (từ nhiều nguồn, cả các bài thi gần đây, tới các bài trong các sách, tài liệu ôn tập khác…).

Mình lựa chọn kênh này chính vì khả năng chỉnh tốc độ chạy video lên 1,25x của Youtube, cũng như khi mình hoàn toàn không nghe ra, mình có thể bật CC và Voilà: tapescript đây rồi, mình có thể dò bất kỳ từ nào mình bỏ sót!
Trong lúc làm đề, mình đề nghị các bạn luôn làm từ đầu tới cuối 1 lần, đừng ngừng lại, đừng nghe lại! Áp lực của việc chỉ được nghe 1 lần sẽ giúp các bạn chú ý và quý trọng từng từ, từng giây phút đọc trước đề… Hãy chỉ nghe lại sau khi bạn đã hoàn tất cả 40 câu (dù đúng/sai/bỏ qua) và có 1 hệ thống note (như Notion) để lưu giữ lại những lỗi sai bạn đã mắc phải, điểm số của bạn theo bài…
Từng lỗi lầm bạn mắc trong khi ôn tập đều giá trị, miễn là bạn rút được kinh nghiệm từ chúng đặc biệt là các lỗi “s” ở các danh từ số nhiều (không có gì đau đớn hơn việc nghe chính xác một từ, để rồi mất điểm vì thiếu “s”!!!)
Combine Reading and Listening
Cuối cùng, dành cho các bạn nào may mắn có được quỹ thời gian dư giả hơn để ôn tập, việc phối hợp Listening và Reading là rất có giá trị. Nó giúp bạn nhận diện được nhiều từ vựng mới, cách phát âm chuẩn, cách phối hợp của nhiều từ các bạn đã biết nhưng chưa vận dụng đúng.
Một đề cử của mình là app Blinkist (có mặt trên iOS, Android, web) là một app chuyên về rút gọn sách. Một quyển sách sau khi được rút gọn, có thể chỉ còn 10-15’ (gọi là 1 “Blink”) và đặc biệt hơn, họ tặng mỗi ngày 1 free “Blink”. Mình thường bật app này lên, chạy audio, sau đó chuyển sang vừa nghe vừa đọc. Nếu có điều kiện, các bạn thậm chí có thể vừa nghe vừa chép tay/re-type các blink này. Nó sẽ giúp bạn học được 1 vốn từ vựng hàn lâm tuyệt vời, cũng như biết các ngữ cảnh, cách dùng chính xác của nó. Đây là một ví dụ tuyệt vời về một free, great “Input Source”!
Listening test tips
Trước ngày thi, như đã nhắc ở trên, có lẽ các bạn đã trải qua chí ít vài chục lần làm đề. Vì vậy, đây chỉ là một số lưu ý nhỏ nên được tập dần trong quá trình thi và trong lúc làm bài thi:
- Focus on speed reading questions.
- Repeat EVERY WORDS as you listen, try to memorize the story, not only words!
- Move on to the next task right after you finish the current one.
- Do NOT change the word form!
- Check for plural forms.
Hãy nhẩm theo từng từ như bài đọc, và cố gắng để hiểu ý tưởng của cả câu. Điều này sẽ giúp bạn tránh bỏ sót từ, và nếu như có bỏ lỡ bạn có thể dựa vào câu chuyện/ngữ cảnh để đưa ra một suy luận chính xác hơn. Cần lưu ý, một khi đã xác định bỏ qua 1 câu, đừng vấn vương, lập tức chuyển sang tập trung Speed Reading câu hỏi/phần tiếp theo, bạn không có bất kỳ giây nào để lãng phí cả! Những ô để trống bạn có thể quay lại cuối giờ!

Verdict
⭐ Luck = Preparation x Opportunity, "you can position yourself to be luckier".
⭐ English is a skill, a habit. Stop treating it as a mere subject!
⭐ Hãy lựa chọn phương pháp thi phù hợp từ ngay hôm nay, xây dựng schedule học tập cho bản thân và hiểu được rằng: IELTS hoàn toàn có thể chinh phục được!
Cảm ơn các bạn đã chịu khó đọc hết bài dài như vậy. Như đã trình bày ở trên, mình xin phép chuyển 2 kỹ năng Output sang một blog khác vì bài đã quá dài, các bạn có thể nhấn nút Join, nhập tên và email để được thông báo khi có bài mới nhé!
Quá trình học ngoại ngữ, thi IELTS là một cuộc marathon dài, cần có sự bền bỉ và tập trung. Tuy nhiên có những công cụ tuyệt vời giúp bạn trong quá trình học tập, bạn có thể tham khảo bài viết về Setup học tập tốt hơn để hiểu biết thêm. Ngoài ra, việc liên tục sử dụng các phần mềm social media đang ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng tập trung, sức khoẻ tinh thần và khả năng học tập, ôn thi của chúng ta, nếu hứng thú bạn có thể đọc thêm tại đây.
Rays xin chúc các bạn xây dựng thành công một lịch trình học cho bản thân và đạt được kết quả như mục tiêu đã đề ra!
Comments ()